TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Nên trồng răng bằng cầu răng sứ hay cấy ghép Implant

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 1,812
Trồng răng bằng phương pháp cầu răng hay cấy ghép implant là những giải pháp phục hồi răng đã mất phổ biến nhất hiện nay. Tuy nhiên, việc lựa chọn giải pháp nào để đáp ứng tốt chức năng ăn nhai, mang lại thẩm mỹ cao và sự ổn định hiệu quả lâu dài vẫn là băn khoăn của nhiều khách hàng. Hy vọng Nha khoa Nhân Tâm sẽ giúp bạn có được cái nhìn rõ hơn về 2 phương pháp này qua bài viết dưới đây.

Trồng răng bằng phương pháp cầu răng hay cấy ghép implant là những giải pháp phục hồi răng đã mất phổ biến nhất hiện nay. Tuy nhiên, việc lựa chọn giải pháp nào để đáp ứng tốt chức năng ăn nhai, mang lại thẩm mỹ cao và sự ổn định hiệu quả lâu dài vẫn là băn khoăn của nhiều khách hàng. Hy vọng Nha khoa Nhân Tâm sẽ giúp bạn có được cái nhìn rõ hơn về 2 phương pháp này qua bài viết dưới đây.

Cầu răng là phương pháp áp dụng cho trường hợp bệnh nhân bị mất một hay nhiều răng. Để thực hiện phương pháp này, đòi hỏi bác sĩ phải mài 2 răng thật kế cận răng đã mất để làm trụ lắp cầu răng. Cấy ghép Implant là phương pháp sử dụng trụ kim loại bằng Titan cấy vào xương hàm. Sau 3-6 tháng, khi Implant đã ổn định và cố định trong xương, bác sĩ sẽ tiến hành phục hình răng sứ trên implant.

Trước khi quyết định lựa chọn làm cầu răng hay cấy ghép Implant, bạn nên chú ý đến những yếu tố sau: Cấu trúc từng loại, quy trình thực hiện, thời gian hoàn tất và chi phí. Tùy theo nhu cầu và khả năng chi trả mà bệnh nhân đưa ra sự lựa chọn phù hợp cho mình.

Cầu răng sứ là gì?

Cầu răng sứ là phương pháp phục hình thay thế một hoặc nhiều răng mất bằng cách dùng mài 2 răng thật kề bên vị trí mất răng để làm điểm tựa. Trong đó, phần răng sứ ở giữa cầu răng đảm nhiệm vai trò thay thế cho răng đã mất và 2 răng sứ còn lại úp lên trên phần trụ cụ đảm nhiệm vai trò nâng đỡ và trải đều lực ăn nhai.

Phương pháp trồng răng cầu răng sứ

Bệnh nhân sẽ được thực hiện cấy ghép implant trước khi tiến hành bắc cầu răng trong các trường hợp bệnh nhân bị mất nhiều răng. Để thực hiện phương pháp làm cầu răng, bệnh nhân cần điều kiện là hai răng bên cạnh răng mất phải đủ chắc khỏe. Do đó, các trường hợp bị mất răng số 7 sẽ không thể làm cầu răng được vì răng số 8 không đủ điều kiện để làm trụ cầu.

Vật liệu để làm cầu răng sứ có 2 loại chính: cầu răng toàn sứ được cấu tạo hoàn toàn từ sứ và cầu răng sứ kim loại được cấu tạo từ sứ và kim loại.

Xem thêm: Trồng răng implant - Phương pháp khôi phục răng mất hoàn hảo nhất

Cấy ghép implant là gì?

Cấy ghép răng implant là kỹ thuật cấy chân răng nhân tạo vào xương hàm. Implant thường được làm bằng chất liệu Titanium. Sau 3-6 tháng, hợp chất Titanium trong Implant tích hợp với xương hàm tạo thành một thể thống nhất, bác sĩ sẽ gắn răng sứ lên trên và hoàn tất quá trình trồng răng Implant với 3 phần:

  • Trụ Implant: Phần thay thế chân răng thật.
  • Abutment: Phần nối liên kết trụ implant và răng sứ.
  • Răng sứ: Phần phục hình trên abutment, có hình dáng và chức năng như răng thật.

Phương pháp cấy ghép implant

Trong trường hợp bệnh nhân mất răng bị thiếu xương hoặc tiêu xương hàm trầm trọng thì nên cấy ghép răng Implant. Ngoài ra, bệnh nhân cần phải thực hiện một số thủ thuật như ghép xương, nâng xoang để tăng thể tích xương.

Mỗi loại Implant sẽ có những ưu điểm riêng; đặc điểm thiết kế, xử lý bề mặt Implant và giải pháp phục hình trên implant khác nhau. Tùy vào tình trạng xương hàm của bạn mà Bác sĩ sẽ tư vấn và đưa ra lựa chọn phù hợp nhất.

Cầu răng sứ hay cấy ghép răng implant?

Để giúp bạn có thể lựa chọn được giải pháp phục hình răng phù hợp, Nha khoa Nhân Tâm sẽ làm phép so sánh dưới đây:

Cầu răng sứCấy ghép răng implant
Ưu điểm
  • Có tính thẩm mỹ tương đối. Cần thời gian để thích nghi, không được nhai đồ quá cứng.
  • Thời gian làm nhanh, không cần phẫu thuật.
  • Chi phí thấp hơn so với giải pháp Implant.
  • An toàn với cơ thể.
  • Khôi phục chức năng ăn nhai, tính thẩm mỹ của răng bị mất giống như răng thật.
  • Ăn nhai tốt, khả năng thích nghi nhanh, tuổi thọ cao.
  • Ngăn chặn được những hậu quả do mất răng gây ra: tụt nướu, tiêu xương hàm, trồi răng đối diện, răng xô lệch,...
  • Áp dụng cho mọi trường hợp mất răng. .
  • An toàn với cơ thể.
Nhược điểm
  • Xâm lấn nhiều. Do cần mài những răng xung quanh vùng mất răng
  • Không ngăn chặn tình trạng tiêu xương hàm.
  • Không áp dụng cho một khoảng mất nhiều răng.
  • Khó áp dụng cho trường hợp mất răng hàm lớn thứ hai (răng số 7).
  • Tuổi thọ của cầu răng không cao.
  • Cần thực hiện bởi bác sĩ có trình độ chuyên môn cao.
  • Phải tiến hành nhiều lần phẫu thuật (nếu không đủ xương và mô mềm).
  • Mất thời gian khá dài (6 tháng).
  • Hạn chế với người có bệnh nền…. Tuy nhiên, nếu như bệnh đã được kiểm soát tốt thì có thể cấy ghép Implant.
Khả năng bảo tồn răng thật
  • Phải mài 2 răng thật khỏe mạnh kế cận răng bị mất.
  • Tác động đến răng bên cạnh nên sẽ dẫn đến tình trạng tổn thương nướu, tủy răng.
  • Trụ implant đóng vai trò như chân răng thật, đặt trực tiếp vào xương hàm tại vị trí răng bị mất mà hoàn toàn không làm ảnh hưởng đến các răng kế cận.
  • Đây là phương pháp giúp bảo tồn răng thật hiệu quả nhất hiện nay.
Độ bềnTrung bình từ 7-10 năm (nếu chăm sóc và bảo vệ tốt).Trên 10 năm hoặc có thể vĩnh viễn (nếu chăm sóc đúng cách)
Chi phíTrung bình – Nhưng phải làm lại nhiều lầnKhá cao - Chỉ thực hiện 1 lần duy nhất

Qua bài viết trên, hy vọng bạn sẽ có cái nhìn tổng quát về cầu răng sứcấy ghép răng implant. Từ đó, bạn có thể lựa chọn phương pháp phù hợp với tình trạng cũng như điều kiện kinh tế của mình. Nếu bạn vẫn đang phân vân giữa hai giải pháp, hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 1900 56 5678 để được các chuyên gia tại Nha khoa Nhân Tâm tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất nhé.