TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Nguyên nhân răng trẻ em bị vàng và cách điều trị

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 573
Tình trạng răng trẻ em bị vàng khiến nhiều ba mẹ lo lắng vì không biết con mình gặp phải vấn đề gì. Dưới đây là những nguyên nhân khiến răng bé bị vàng và cách điều trị, hi vọng sẽ giúp ba mẹ có thêm thông tin để chăm sóc và bảo vệ răng miệng cho bé.

Răng trẻ em bị vàng không chỉ làm mất thẩm mỹ mà còn là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề nghiêm trọng ở trẻ.

Ba mẹ cần thăm khám để tìm ra nguyên nhân và cho trẻ điều trị, giúp trẻ sớm lấy lại hàm răng chắc khỏe và nụ cười tự tin.

Nguyên nhân khiến răng trẻ em bị vàng

Có rất nhiều nguyên nhân khiến răng trẻ em bị vàng, phổ biến nhất là những nguyên nhân sau đây:

1. Di truyền

Màu sắc của răng có liên quan đến yếu tố di truyền. Trong thời gian mang thai, nếu răng của mẹ bầu bị vàng thì có thể khiến răng của em bé sau sinh sẽ bị vàng.

Ngoài ra, nếu trong quá trình mang thai, người mẹ sử dụng những loại thuốc có chứa tetracyclin để điều trị bệnh lý cũng gây nguy cơ cao khiến răng của con sẽ bị đổi màu.

2. Bệnh lý răng miệng

Sâu răng là bệnh lý răng miệng phổ biến nhất ở trẻ em. Khi bị sâu răng, bề mặt răng sẽ xuất hiện những lỗ sâu răng, những lỗ sâu này sẽ làm răng bị đổi màu.

Sâu răng sẽ khiến răng trẻ bị đổi màu

3. Do thiểu sản men răng

Thiểu sản men răng là tình trạng men răng bị thiếu hụt do quá trình hình thành cấu trúc men răng gặp vấn đề bất thường.

Khi bị thiểu sản men răng, răng trẻ sẽ xuất hiện các đốm màu trắng đục, sau đó chuyển sang màu vàng hoặc đen. Đây là nguyên nhân phổ biến khiến trẻ bị vàng răng.

4. Răng bị nhiễm Fluor

Răng bị nhiễm Fluor là tình trạng dư thừa lượng Fluor khiến răng bị đổi màu, có nhiều đốm trắng hoặc vàng loang lổ trên bề mặt răng.

Tình trạng nhiễm fluor thường do trẻ sử dụng nguồn nước, đồ uống nhiều fluor hoặc dụng kem đánh răng có hàm lượng fluor quá mức với độ tuổi của bé.

5. Răng bị chấn thương

Chấn thương răng ở trẻ em là tình trạng răng bị mẻ, vỡ, gãy… do bị tai nạn, vấp, ngã hay các tác động vật lý khác. Răng bị chấn thương sau một thời gian sẽ có hiện tượng bị đổi màu do hoạt chất Hemosiderin sẽ tấn công vào bên trong cấu trúc răng.

6. Do sử dụng thuốc kháng sinh

Sử dụng thuốc kháng sinh Tetracyclin là nguyên nhân gây vàng răng hàng đầu ở cả trẻ em và người lớn. Tùy vào thời gian và liều lượng thuốc mà trẻ bị vàng răng mức độ ít hay nhiều.

Kháng sinh Tetracyclin là nguyên nhân phổ biến gây vàng răng

Xem thêm: Đau răng trẻ em: Ba mẹ phải làm sao?

7. Vệ sinh răng miệng sai cách

Những thói quen xấu khi vệ sinh răng miệng như đánh răng quá mạnh, dùng bàn chải quá cứng… có thể tổn thương đến bề mặt men răng và khiến men răng bị mòn, từ đó dễ bị đổi màu theo thời gian.

Bên cạnh đó, trẻ cũng thường lơ là trong việc đánh răng khiến mảng bám và vôi răng dễ bám vào răng trẻ, gây ra tình trạng vàng răng và tăng nguy cơ mắc các bệnh răng miệng ở trẻ như sâu răng, viêm nướu…

8. Chăm sóc răng miệng kém

Việc sử dụng các thực phẩm gây màu, thực phẩm giàu tính axit hay chứa nhiều đường cũng sẽ khiến răng trẻ dễ bị nhiễm màu và trở nên ố vàng.

9. Do mắc một số bệnh

Khi trẻ bị vàng răng không rõ nguyên nhân, ba mẹ cũng cần cho trẻ kiểm tra sức khỏe vì vàng răng có thể là biểu hiện của một số bệnh lý về gan, thận…

Cách điều trị răng trẻ em bị vàng

Răng trẻ em bị ố vàng không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ của trẻ mà còn tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây hại đến sức khỏe răng miệng.

Khi răng trẻ bị vàng, ba mẹ cần tìm nha khoa gần đây nhất uy tín để tiến hành thăm khám và điều trị theo phác đồ của Bác sĩ. Thông thường, điều trị bệnh vàng răng ở trẻ sẽ dựa theo độ tuổi:

Từ 0-1 tuổi

Ở độ tuổi này trẻ đang mọc những chiếc răng sữa đầu tiên, nếu răng trẻ bị vàng thì có thể do nguyên nhân di truyền hoặc do vệ sinh răng miệng sai cách.

Các nha sĩ khuyến cáo ba mẹ nên chú ý vệ sinh răng cho bé 2 lần/ ngày bằng nước muối sinh lý. Có thể sử dụng gạc thấm nước muối lau răng, nướu và rơ lưỡi cho trẻ hoặc dùng bàn chải đánh răng đúng độ tuổi để chải răng cho bé.

Vệ sinh răng miệng cho trẻ từ 0-1 tuổi bằng bàn chải phù hợp

Từ 1-5 tuổi

Đây là độ tuổi răng trẻ dễ gặp các vấn đề như sâu răng, viêm nướu, ố vàng răng… Nguyên nhân là do độ tuổi này trẻ đã cắn, nhai tốt và thích ăn các thực phẩm nhiều đường như bánh, kẹo… nhưng lại chưa có ý thức trong việc chăm sóc và bảo vệ răng miệng.

Để phòng ngừa và điều trị vàng răng ở trẻ, ba mẹ cần theo dõi chế độ ăn uống cũng như vệ sinh răng miệng ở trẻ.

Hạn chế cho trẻ sử dụng các thực phẩm dai, cứng, dễ bám dính và thực phẩm gây màu. Không cho trẻ ăn nhiều thực phẩm giàu đường, nước có ga… vì chúng dễ làm răng bị vàng và bị sâu răng.

Cho trẻ đánh răng đúng cách theo hướng dẫn của nha sĩ

Vệ sinh răng miệng cho bé mỗi ngày với bàn chải và kem đánh răng phù hợp độ tuổi của bé. Cho trẻ thăm khám răng miệng định kỳ để Bác sĩ kiểm tra sức khỏe răng miệng, nếu cần thiết có thể cho trẻ lấy vôi răng để hạn chế mảng bám.

Nếu răng trẻ bị sâu cần điều trị để tránh mất răng sữa sớm hay đổi màu răng…

Trên 6 tuổi

Đối với trẻ trong giai đoạn này, nếu bị vàng răng ba mẹ cần cho trẻ thăm khám để tìm ra nguyên nhân bị vàng.

Có những nguyên nhân như vệ sinh răng miệng sai cách, chế độ ăn uống kém khoa học, bệnh lý răng miệng như sâu răng, thiểu sản men răng… thì sẽ được cải thiện bằng cách vệ sinh răng và chăm sóc răng đúng cách, điều trị bệnh lý răng miệng tại nha khoa...

Thăm khám răng định kỳ giúp trẻ có hàm răng khỏe, đẹp

Có những nguyên nhân như di truyền hay dùng kháng sinh thì cần chờ trẻ lớn đủ 18 tuổi để thực hiện các phương pháp thẩm mỹ nha khoa khắc phục răng ố vàng.

Trên đây là những nguyên nhân cũng như cách điều trị răng trẻ em bị vàng. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến sức khỏe răng miệng ở trẻ, ba mẹ có thể cho trẻ thăm khám cùng chuyên gia tại Nha khoa Nhân Tâm bằng cách đặt hẹn qua Hotline 1900 56 5678.