TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Cách vệ sinh cầu răng sứ giúp tăng thời gian sử dụng

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 947
Cách vệ sinh cầu răng sứ như thế nào để giúp răng có thể tồn tại lâu dài trên cung hàm là bí quyết mà không phải ai cũng biết. Sau khi phục hình răng sứ, bạn cần đảm bảo khoang miệng luôn sạch sẽ, như vậy sẽ giúp tăng tuổi thọ cho cầu răng sứ và ngăn ngừa các bệnh lý răng miệng.

Cầu răng sứ là phương pháp khá phục hình răng truyền thống, được áp dụng phổ biến trong trường hợp bị mất một hay nhiều răng. Để làm cầu sứ, bác sĩ sẽ mài 2 răng kế bên răng bị mất mới có thể gắn cầu sứ, vì vậy yêu cầu răng cận kề răng cần phục hình phải còn chắc khỏe.

Cách vệ sinh cầu răng sứ giúp răng chắc khoẻ

Cầu răng sứ là phương pháp phục hình răng thật đã mất thông qua dải cầu được gắn cố định trên răng thật, gồm ít nhất 3 mão sứ liền kề nhau. Phương pháp này hoàn toàn khác với cách bọc sứ cho từng chiếc.

Để tăng thời gian sử dụng cho cầu răng sứ, bạn cần thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa sau đây:

Dùng bàn chải có lông mềm để vệ sinh bề mặt răng

Sử dụng bàn chải có lông mềm chải nhẹ dọc thân răng sứ nhằm đánh bay mọi mảng bám trên bề mặt răng. Tuyệt đối không dùng bàn chải lông có cứng bởi có thể gây tổn thương đến nướu, lực chà xát khiến cầu răng sứ bị tác động.

Bạn cần thực hiện đánh răng đều đặn từ 2 - 3 lần một ngày. Thời gian lý tưởng nhất là sau khi thức dậy, trước lúc đi ngủ và sau mỗi bữa ăn khoảng 30 phút.

Chải đầy đủ cả mặt trong, mặt ngoài và mặt nhai nghiền thức ăn của răng để đảm bảo loại bỏ sạch những gì còn sót lại sau mỗi bữa ăn. Đặc biệt cần lưu ý phần kẽ cầu răng sứ và nướu vì đây là vị trí dễ để vụn thức ăn mắc lại.

Vệ sinh cầu răng sứ với chỉ nha khoa

Theo chuyên gia, bạn tuyệt đối không sử dụng tăm xỉa răng khi muốn làm sạch cầu răng sứ, tránh gây lung lay cho dải cầu. Thay vào đó, bạn nên sử chỉ nha khoa để loại bỏ mảng bám và làm sạch vùng kẽ răng của dải cầu với các răng liền kề.

Bằng cách đưa chỉ nha khoa vào kẽ răng và kéo sợi chỉ uốn xung quanh thân răng. Với ưu điểm mảnh, nhỏ, chỉ nha khoa sẽ giúp lấy toàn bộ mảng bám cứng đầu tại kẽ răng.

Lưu ý: khi sử dụng chỉ nên thao thao tác nhẹ nhàng, tránh gây trầy xước gây ảnh hưởng tới nướu. Có thể thay thế từng đoạn chỉ sạch và kiên nhẫn thực hiện với mỗi răng để đem lại hiệu quả tốt nhất.

Súc miệng bằng nước muối hoặc nước súc miệng

Súc miệng với nước muối hoặc nước súc miệng chuyên dụng sẽ giúp bạn bảo vệ sức khoẻ răng miệng

Bước cuối cùng, bạn nên súc miệng với nước muối pha loãng hoặc nước súc miệng có chứa Flour, sau đó súc lại với nước sạch. Thực hiện mỗi ngày sẽ giúp khoang miệng sạch khuẩn và hơi thở thơm mát hơn.

Xem thêm: Bọc răng sứ có tẩy trắng được không?

Cách chăm sóc răng miệng sau khi làm cầu răng sứ

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học

  • Chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp bạn có một cơ thể khỏe mạnh, ăn nhai thoải mái.
  • Tránh các loại thức ăn cứng, dai trong tuần đầu sau khi làm cầu răng sứ vì lúc này răng còn khá yếu, khi ăn thức ăn cần lực nhai lớn dễ gây sứt mẻ răng sứ.
  • Thay vào đó, bạn nên dùng các loại thực phẩm dạng lỏng như: súp, cháo, sữa, nước ép trái cây,…
  • Khi mới làm cầu sứ, khách hàng không nên ăn đồ quá nóng, lạnh bởi lúc này có thể gây kích ứng cho những răng được phục hình.

  • Hạn chế dùng các đồ ăn, đồ uống nhiều màu sắc như nước có gas, trà, cà phê, rượu, bia,… tránh làm cầu răng sứ bị biến đổi màu sắc.
  • Bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin, canxi và khoáng chất trong thực đơn hàng ngày sẽ giúp răng thật chắc khỏe. Bạn nên ăn các loại rau củ màu xanh, cá biển, sữa, trứng,…
  • Các loại trái cây chứa nhiều vitamin C: ổi, bưởi, cam hay rau củ quả như khoai tây, cà chua, bông cải… cũng là lựa chọn cần thiết nên có trong bữa ăn.

Tuy nhiên, sau khi ăn nên súc miệng để tránh thành phần axit trong những thực phẩm này gây tình trạng sâu răng.

Từ bỏ những thói quen xấu gây ảnh hưởng đến cầu răng sứ

Những hành động thường ngày tưởng như vô hại nhưng vô hình chung tác động tiêu cực đến cầu răng sứ. Bác sĩ khuyến cáo khách hàng nên loại bỏ ngay những thói quen xấu sau:

  • Nghiến răng khi ngủ: đây là một trong những nguyên nhân làm giảm tuổi thọ của cầu răng sứ. Khi lực cọ xát giữa hai hàm răng quá lớn và kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ cầu răng bị vỡ, mẻ.
  • Cắn móng tay, cắn đầu bút, dùng răng mở nắp chai cũng là những thói quen mà bạn nên dừng ngay vì ảnh hưởng trực tiếp tới độ chắc chắn của cầu răng.
  • Không hút thuốc lá bởi trong thuốc lá có chứa chất Nicotine, khi bám lên bề mặt răng sẽ khiến răng bị biến đổi màu và rất khó xử lý. Đây là thói quen không tốt với răng miệng và sức khỏe tổng thể của người dùng.

Bạn nên loại bỏ những thói quen xấu, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ răng miệng

Tái khám định kỳ

Việc thăm khám răng định kỳ sẽ góp phần tăng thời gian sử dụng, kéo dài tuổi thọ cho cầu răng sứ. Thời gian thăm khám lý tưởng nhất là mỗi 6 tháng/lần.

Bác sĩ sẽ lấy vôi răng để ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập gây hại đến men răng. Kiểm tra sự ổn định của cầu răng sứ, điều chỉnh nếu thấy cầu răng bị lung lay, dịch chuyển trong quá trình ăn nhai thức ăn.

Vệ sinh cầu răng sứ đúng cách là điều kiện cần thiết khi bạn muốn cầu răng sứ tồn tại lâu dài. Ngoài việc làm sạch khoang miệng, bạn cần kết hợp chế độ ăn uống, chăm sóc và thăm khám định kỳ tại nha khoa gần đây uy tín để bảo vệ răng sứ và đảm bảo có một sức khỏe răng miệng tốt nhất.