TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Những điều ba mẹ cần biết về điều trị tủy răng trẻ em

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 62
Viêm tủy răng là bệnh lý thường gặp ở trẻ em, gây ra những cơn đau nhức khó chịu cho trẻ. Tuy nhiên, nhiều bậc phụ huynh thắc mắc không biết có nên điều trị tủy răng trẻ em hay không? Việc lấy tủy răng có ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn sau này hay không? Tham khảo ngay bài viết sau để có câu trả lời cho mình nhé!

Trẻ em là đối tượng rất dễ gặp phải các bệnh lý răng miệng bởi thói quen ăn nhiều đồ ngọt, chưa biết cách vệ sinh răng miệng. Trong đó phổ biến nhất là tình trạng sâu răng, nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến viêm tủy răng.

Khi trẻ bị viêm tủy sẽ gặp phải những cơn đau nhức, khó chịu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc ăn uống, sinh hoạt và học tập của trẻ. Những thông tin dưới đây sẽ gửi đến ba mẹ những điều cần biết về điều trị tủy răng trẻ em.

Có nên điều trị tủy răng trẻ em hay không?

Khi con em mình bị viêm tủy răng, nhiều bậc phụ huynh băn khoăn không biết có nên điều trị tủy răng trẻ em hay không? Vì họ nghĩ rằng, răng sữa rồi sẽ được thay thế bởi răng vĩnh viễn, không cần phải chăm sóc quá nhiều.

Các chuyên gia nha khoa cho biết, việc điều trị tủy răng trẻ em nếu được thực hiện đúng cách tại địa chỉ nha khoa uy tín thì sẽ hoàn toàn không gây bất kỳ ảnh hưởng nào cho trẻ. Hơn nữa, việc này còn giúp trẻ không còn đau nhức, khó chịu do viêm tủy răng gây ra. Nhờ đó mà trẻ có thể ăn uống, sinh hoạt và học tập bình thường.

Có nên điều trị tủy răng trẻ em không là vấn đề nhiều phụ huynh thắc mắc

Nếu trẻ bị viêm tủy mà không được điều trị kịp thời có thể phá hủy các tổ chức liên kết xung quanh răng, làm răng lung lay và thậm chí là mất răng sớm. Răng sữa bị mất sớm khi chưa đến thời điểm thay răng sẽ gây ảnh hưởng đến việc ăn uống, phát âm của trẻ và ảnh hưởng đến vị trí răng vĩnh viễn mọc sau này.

Khi nào nên điều trị tủy răng trẻ em?

Trẻ được điều trị tủy răng kịp thời sẽ thoát khỏi tình trạng đau nhức, có được hàm răng đẹp và chắc khỏe trong tương lai. Vậy khi nào thì nên điều trị tủy răng trẻ em? Khi nhận thấy những dấu hiệu sau, ba mẹ nên đưa trẻ đến nha khoa để thăm khám và điều trị tủy răng sớm.

  • Răng bị đau nhức, khó chịu, thậm chí đau lên thái dương, đã uống thuốc giảm đau nhưng không hiệu quả.
  • Răng nhạy cảm với thức ăn, nhất là những thức ăn quá nóng hay quá lạnh.
  • Nướu bị sưng, tấy đỏ, xuất hiện ổ mủ và bị đau khi ấn tay vào.
  • Hơi thở có mùi hôi khó chịu.

Những dấu hiệu viêm tủy răng ở trẻ

Quy trình điều trị tủy răng cho trẻ diễn ra như thế nào?

Điều trị tủy răng trẻ em là cần thiết khi trẻ bị viêm tủy răng. Điều quan trọng là bạn cần phải tìm được địa chỉ nha khoa uy tín, có bác sĩ giỏi, trang thiết bị hiện đại và thực hiện theo quy trình chuẩn như sau:

Bước 1: Thăm khám tổng quát tình trạng răng miệng, chụp phim X-quang để nắm rõ tình trạng viêm tủy răng của trẻ.

Bước 2: Vệ sinh răng sạch sẽ nhằm loại bỏ vi khuẩn trong khoang miệng. Sau đó tiến hành gây tê tại chỗ giúp trẻ không cảm thấy đau trong suốt quá trình điều trị.

Bước 3: Đặt đế cao su vào miệng để ngăn chặn tình trạng hóa chất rơi vào đường tiêu hóa khi lấy tủy răng, đồng thời không gây cản trở đến tầm nhìn của bác sĩ.

Cần điều trị tủy răng cho trẻ tại địa chỉ nha khoa uy tín

Bước 4: Lấy tủy răng. Bác sĩ sẽ sử dụng dụng cụ nha khoa chuyên dụng để tạo một lỗ nhỏ từ thân răng đi xuống ống tủy. Sau đó loại bỏ phần tủy bị viêm, bơm rửa sạch ống tủy.

Bước 5: Tạo hình ống tủy, điều chỉnh sao cho chiều dài ống tủy khớp với chiều dài thân răng, khôi phục về trạng thái ổn định.

Bước 6: Trám bít ống tủy bằng vật liệu chuyên dụng, tránh nhiễm trùng và vi khuẩn tấn công răng, khôi phục thẩm mỹ và chức năng ăn nhai cho hàm răng của trẻ.

Xem thêm: Cấu tạo hàm răng trẻ em như thế nào?

Cách phòng ngừa viêm tủy răng cho trẻ

Để không phải băn khoăn đến những vấn đề về điều trị tủy răng trẻ em, việc phòng ngừa ngay từ đầu là rất quan trọng. Theo đó, ba mẹ cần lưu ý đến một số vấn đề trong quá trình vệ sinh răng miệng cũng như ăn uống của trẻ dưới đây.

  • Tập cho trẻ thói quen đánh răng ít nhất 2 lần/ngày bằng bàn chải lông mềm và kem đánh răng dành riêng cho trẻ. Chú ý chải răng nhẹ nhàng theo chiều dọc hoặc theo vòng tròn, tránh chải răng theo chiều ngang.

Tập thói quen đánh răng đều đặn hàng ngày cho trẻ

  • Tập cho trẻ thói quen sử dụng chỉ nha khoa thay vì tăm xỉa răng để loại bỏ các vụn thức ăn trong kẽ răng, sử dụng nước súc miệng để làm sạch khoang miệng toàn diện, ngăn ngừa tình trạng hôi miệng.
  • Hạn chế cho trẻ ăn những thức ăn chứa nhiều đường, tinh bột như bánh kẹo, nước ngọt có gas, thức ăn nhanh. Hãy khuyến khích trẻ ăn nhiều rau xanh, trái cây, các loại thịt, cá, trứng, sữa,… để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, giúp hàm răng của trẻ được chắc khỏe.
  • Thăm khám nha khoa định kỳ tối thiểu 6 tháng/lần để bác sĩ kiểm tra tổng quát tình trạng răng miệng, thực hiện cạo vôi răng để làm sạch sâu và có thể phát hiện sớm những vấn đề bất thường về răng miệng có thể xảy ra.

Hạn chế cho trẻ ăn thức ăn chứa nhiều đường

Trên đây là những thông tin về vấn đề điều trị tủy răng trẻ em. Hy vọng ba mẹ có thể nắm rõ về phương pháp này, từ đó lấy tủy răng cho trẻ đúng trường hợp, đúng thời điểm, nhằm giúp trẻ có được hàm răng chắc khỏe và nụ cười tự tin.