TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Giải phẫu răng trẻ em - Tầm quan trọng của răng đối với trẻ

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 49
Tìm hiểu cấu trúc giải phẫu răng trẻ em sẽ giúp ba mẹ và trẻ hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của răng, từ đó nâng cao vai trò chăm sóc răng miệng đúng cách để giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần.

Bài viết giải phẫu răng trẻ em sẽ cung cấp thông tin giải phẫu theo chiều dọc và chiều ngang của răng trẻ, đồng thời khẳng định tầm quan trọng của răng trong quá trình phát triển thể chất và cả tinh thần ở trẻ, giúp ba mẹ và trẻ biết cách chăm sóc đúng cách và bảo vệ tốt sức khỏe răng miệng.

Để giúp trẻ có một hàm răng chắc khỏe, thẩm mỹ thì ba mẹ cần đồng hành với trẻ trong việc chăm sóc và bảo vệ răng.

Tập thói quen vệ sinh răng cho trẻ khi còn nhỏ, cho trẻ khám phá sách và các trò chơi liên quan chủ đề nha khoa, cho trẻ ăn uống khoa học, loại bỏ thói quen có hại cho răng ở trẻ, cho trẻ khám răng định kỳ là những điều mà ba mẹ có thể làm để giúp trẻ bảo vệ răng miệng mỗi ngày.

Giải phẫu răng trẻ em gồm những gì?

Giải phẫu răng theo chiều dọc gồm chân răng và thân răng

Giải phẫu răng trẻ em theo chiều dọc bao gồm chân răng (ẩn trong nướu) và thân răng (phần có thể nhìn thấy được của răng):

  • Chân răng có chức năng như một cái neo giữ cho răng ổn định vững chắc trong xương hàm, cho phép cung cấp máu thông qua hệ thống dây thần kinh và mạch máu để giúp răng phát triển và tồn tại.
  • Chân răng được gắn vào xương ở răng, bao phủ xung quanh chân răng là mô nướu. Chân răng được giữ cố định trong xương bằng các sợi mô có nguồn gốc từ xương xung quanh và được gắn vào cement. Những sợi mô này được gọi là dây chằng nha chu.
  • Thân răng có chức năng chính là cắn, xé, nhai thức ăn, giúp làm nhuyễn thức ăn trước khi đưa vào hệ tiêu hóa, đồng thời thân răng còn giữ vai trò thẩm mỹ khi chúng ta cười, giao tiếp.

Cấu trúc giải phẫu răng trẻ em theo chiều ngang gồm có men răng, ngà răng và tủy răng:

  • Trong đó, lớp mô cứng bao phủ thân răng được gọi là men răng, đây là lớp mô cứng nhất của cơ thể người, có tác dụng bảo vệ răng trước các tác động bên ngoài.
  • Lớp bên trong men răng sẽ là ngà răng, ngà răng chiếm phần lớn thể tích răng. Ngà răng cũng là mô cứng, nhưng mềm và có phần xốp hơn men răng, có các ống ngà li ti thông với tủy răng để giúp truyền dinh dưỡng qua các lớp răng cũng như dẫn truyền cảm giác.
  • Lớp tiếp theo bên trong ngà răng là tủy răng, là phần trung tâm của răng. Khoang tủy có chứa hệ thống dây thần kinh và mạch máu, cung cấp máu và dưỡng chất để nuôi sống răng và giúp răng phát triển.

Cấu trúc giải phẫu của răng

Trẻ có thể dễ mắc các bệnh lý về răng, trong đó sâu răng là bệnh lý hơn 80% trẻ mắc phải. Các bệnh lý răng miệng nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng, trong đó phải kể đến vấn đề mất răng, đau răng, viêm mô tế bào và nhiễm trùng máu ở trẻ.

Tầm quan trọng của răng đối với sự phát triển của trẻ

Sau khi đọc thông tin giải phẫu răng trẻ em ở phần phía trên thì hẳn là ba mẹ đã biết răng có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát của trẻ rồi đúng không nào.

Thực tế, nuôi con là một hành trình dài với vô vàn kiến thức mà ba mẹ cần học mỗi ngày, không chỉ lo cho con đủ ăn, đủ mặc mà còn luôn trăn trở làm sao để trẻ phát triển tốt về các thể chất và cả tinh thần, được dạy dỗ đúng hướng.

Việc giáo dục sức khỏe răng miệng cho con cũng là vấn đề mà nhiều ba mẹ thời hiện đại vô cùng chú trọng, vì trẻ là đối tượng rất dễ bị các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nướu, mất răng…

Răng đóng vai trò quan trọng đối với thể chất và tinh thần của trẻ

Răng là công cụ để ăn nhai, là đầu nguồn hệ dinh dưỡng. Răng giúp cắn xé và nghiền nhuyễn thức ăn để từ đó cơ thể có thể sử dụng các dưỡng chất từ thức ăn nạp vào một cách tốt hơn để nuôi dưỡng cơ thể, giúp con khỏe mạnh và phát triển.

Bên cạnh đó, răng còn là công cụ thẩm mỹ của trẻ, nụ cười hé những chiếc răng xinh của trẻ có thể xua tan mệt mỏi của những người trưởng thành.

Nếu răng trẻ gặp vấn đề bất thường, như bị sâu, bị đau, bị lệch lạc, bị mất răng thì trẻ sẽ không thể ăn nhai như bình thường, thiếu hụt dinh dưỡng và giảm khả năng miễn dịch của cơ thể. Nhiều trẻ cũng tự ti vì mình có hàm răng sâu, sún, lệch lạc kém thẩm mỹ.

Vì vậy, việc giữ cho răng trẻ luôn khỏe, đẹp là tiền để để giúp trẻ có một sức khỏe tốt, tinh thần tốt, vui chơi và học tập hiệu quả hơn.

Trẻ cần được chăm sóc răng đúng cách để có hàm răng khỏe, đẹp

Ba mẹ cần làm gì để giúp trẻ bảo vệ răng miệng?

Cấu trúc giải phẫu răng trẻ cho thấy rằng răng trẻ em dễ bị tổn thương răng người trưởng thành vì răng trẻ vẫn trong giai đoạn phát triển và men răng chưa đủ cứng chắc như người lớn.

Bên cạnh đó, trẻ em vẫn chưa ý thức được răng quan trọng như thế nào và tầm quan trọng của việc chăm sóc răng nên vẫn còn những thói quen xấu ảnh hưởng đến răng như thích ăn bánh kẹo, uống nước ngọt, cắn đồ vật, vệ sinh răng kém…

Ăn bánh kẹo là thói quen xấu có hại cho răng trẻ

Là người lớn, ba mẹ cần giáo dục sớm cho trẻ về vai trò của răng và cách chăm sóc răng đúng cách. Ba mẹ có thể tham khảo những ý kiến sau đây từ nha sĩ để giúp trẻ bảo vệ răng miệng tốt hơn, nhớ là trẻ con cần được dạy dỗ từ từ và lặp đi lặp lại để trẻ ghi nhớ ba mẹ nhé:

1. Tập cho trẻ thói quen vệ sinh răng miệng ngay từ khi trẻ sinh ra

Ban đầu trẻ chưa có răng, ba mẹ hãy dùng gạc sạch thấm nước muối sinh lý để lau nướu và rơ lưỡi cho trẻ nhằm loại bỏ vi khuẩn có hại trong khoang miệng. Trước khi thực hiện, ba mẹ hãy thông báo cho trẻ là đã đến giờ vệ sinh răng miệng rồi một cách vui vẻ và nhẹ nhàng nhé.

Khi trẻ có răng, ba mẹ hãy cho trẻ đánh răng bằng loại bàn chải và kem đánh răng phù hợp độ tuổi đều đặn mỗi ngày 2 lần. Bên cạnh việc đánh răng cho trẻ, ba mẹ cần tập cho trẻ chủ động và tự đánh răng để trẻ hứng thú hơn với việc này.

Tập cho trẻ đánh răng đều đặn 2 lần/ ngày

Sau mỗi bữa ăn, trẻ có thể gặp tình trạng giắt thức ăn trên răng, phụ huynh đừng quên dạy bé cách lấy thức ăn thừa bằng chỉ nha khoa, súc miệng sau khi ăn để giúp trẻ làm sạch răng hơn.

2. Xây dựng chế độ ăn uống khoa học cho trẻ

Hầu hết trẻ em đều có chung sở thích là ăn những món chúng thích như bánh kẹo, nước ngọt và không thích ăn rau, củ quả.

Trên thực tế, nhiều trẻ vì mải ăn vặt và lơ là bữa chính, dẫn tới nhiều tình trạng như thiếu dinh dưỡng, béo phì kèm theo nhiều bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nướu răng…

Do đó, ngay từ nhỏ, ba mẹ cần rèn cho trẻ ăn uống khoa học, hạn chế các loại thực phẩm có hại như bánh, kẹo, nước ngọt, đồng thời nấu đa dạng món ăn cho trẻ có đủ dinh dưỡng, tăng cường rau, củ, quả và các thực phẩm tốt cho răng.

Chế độ ăn uống khoa học giúp răng phát triển khỏe mạnh

3. Giúp trẻ từ bỏ các thói quen xấu

Những thói quen xấu ở trẻ như mút tay, đẩy lưỡi, ngậm bình khi ngủ, ngậm cơm khi ăn, cắn đồ chơi, cắn đồ vật, ăn vặt, ăn ngọt, lười đánh răng… sẽ làm tăng nguy cơm mắc các bệnh răng miệng ở trẻ và khiến răng trẻ phát triển lệch lạc.

Do đó, nếu nhận thấy bé nhà mình có những thói quen này thì ba mẹ cần giúp trẻ bỏ dần và thay bằng những thói quen tốt.

4. Tạo hứng thú khám phá các chủ đề răng miệng ở trẻ

Hiện nay việc giáo dục chủ đề răng miệng cho trẻ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều, trẻ có thể học thông qua sách, video, hình ảnh và trò chơi làm nha sĩ. Ba mẹ có thể tìm hiểu và mua cho trẻ, cùng trẻ khám phá để trẻ biết được vai trò của răng và biết cách bảo vệ răng tốt hơn.

5. Cho trẻ khám răng định kỳ

Các nghiên cứu chỉ ra rằng những trẻ được chăm sóc nha khoa định kỳ ít bị các bệnh về răng hơn những trẻ khác.

Khi khám răng định kỳ, Bác sĩ có thể theo dõi quá trình phát triển của răng trẻ, kịp thời xử lý nếu răng trẻ có dấu hiệu bất thường. Đồng thời, ba mẹ và trẻ cũng được Bác sĩ hướng dẫn vệ sinh và chăm sóc răng đúng chuẩn nha khoa, nhờ đó răng trẻ chắc khỏe hơn.

Cho trẻ khám răng định kỳ sẽ giúp bảo vệ răng trẻ tốt hơn

Sau khi đọc bài viết này thì hẳn các bậc ba mẹ đã hiểu về cấu trúc giải phẫu răng trẻ em cũng như biết thêm được những phương pháp để chăm sóc răng miệng cho trẻ tốt hơn đúng không nào. Đừng quên tìm một nha khoa uy tín để khám răng định kỳ cho trẻ ba mẹ nhé!