TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Vì sao bạn bị đau răng mà không bị sâu?

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 272
Bạn bị đau răng mà không bị sâu răng? Rất có thể bạn đang gặp những vấn đề răng miệng khác như viêm nướu, nha chu, mọc răng khôn… Đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây để tìm hiểu về chủ đề này nhé!

Sâu răng là nguyên nhân lớn nhất dẫn đến tình trạng đau răng. Nhưng thực tế vẫn có những trường hợp đau răng mà không bị sâu. Dưới đây là những nguyên nhân và cách xử lý.

Vì sao bạn bị đau răng mà không bị sâu?

Đau răng mà không bị sâu thường do những lý do sau đây:

1. Đau răng khôn

Người trưởng thành khi bị đau răng, đừng bỏ qua nguyên nhân do răng khôn. Răng khôn hay còn gọi là răng số 8 thường mọc vào độ tuổi 17-25 tuổi.

Răng khôn mọc thường gây ra những triệu chứng như đau nhức, sưng nướu, khó há miệng, sốt, nổi hạch... Nếu răng khôn mọc ngầm, mọc kẹt dưới nướu, mọc ngang hay gặp vấn đề sâu răng, viêm quanh răng thì cơn đau răng sẽ càng nghiêm trọng.

Răng khôn mọc thường gây đau răng, viêm nhiễm và khó há miệng

2. Các bệnh lý răng miệng

Nếu không bị sâu răng thì cơn đau răng có thể xuất phát từ những bệnh lý khác như viêm nướu, viêm nha chu, viêm tủy răng, áp-xe răng.

  • Viêm nướu: Tình trạng nướu răng bị vi khuẩn tấn công dẫn đến đau răng, sưng nướu, đỏ nướu… Cơn đau do viêm nướu không quá nghiêm trọng nhưng nếu không điều trị thì sẽ tiến triển thành các vấn đề răng miệng khác nguy hiểm hơn.
  • Viêm nha chu: Viêm nha chu hình thành do viêm nướu kéo dài không được chữa trị. Viêm nha chu không chỉ gây đau răng thường trực mà còn gây ê buốt răng, tụt nướu răng, hôi miệng, răng lung lay và cuối cùng là mất răng.
  • Viêm tủy răng: Tủy răng có thể bị viêm nếu vi khuẩn xâm nhập vào tủy răng và gây nhiễm trùng tủy. Viêm tủy răng thường gây ra những cơn đau răng mạnh, đau ngay cả khi không có yếu tố tác động.
  • Áp-xe răng: Áp-xe là biến chứng của các trường hợp viêm nướu, viêm nha chu, viêm tủy răng nặng, không được điều trị kịp thời. Khi bị áp-xe, những túi mủ quanh chân răng hình thành, sưng hàm- mặt và đau nhức dữ dội.

Đau răng do viêm nướu răng

Xem thêm: Đau răng mấy ngày thì khỏi, tự hết hay cần điều trị?

3. Do chấn thương răng

Một nguyên nhân gây đau răng mà không bị sâu nữa đó chính là chấn thương răng. Răng bị va đập do tai nạn, tác động vật lý… có thể gãy, vỡ, mẻ hay rớt ra khỏi xương ổ răng, dẫn đến đau nhức và chảy máu.

Khi bị chấn thương răng cần lập tức thăm khám nha khoa để được xử lý nhanh chóng nhằm bảo tồn răng thật.

4. Các yếu tố khác

Ngoài những nguyên nhân kể trên thì đau răng mà không bị sâu còn do những yếu tố khác sự thay đổi nội tiết tố trong giai đoạn dậy thì hay thai kỳ, tật nghiến răng khi ngủ, viêm xoang hàm, đau dây thần kinh số V.

Bên cạnh đó, những thủ tục nha khoa như chữa tủy, trám răng, bọc răng sứ… sai cách cũng có thể khiến răng bạn bị đau và khó chịu.

Cải thiện tình trạng đau răng nhưng không bị sâu bằng cách nào?

Với tình trạng đau răng nhưng không bị sâu, bệnh nhân cần tiến hành thăm khám chuyên khoa răng hàm mặt để xác định nguyên nhân đau răng.

Chụp phim CT Cone Beam 3D giúp xác định nguyên nhân đau răng và mức độ tổn thương răng

Đối với trường hợp đau răng do mọc răng khôn, hướng xử lý tốt nhất là nhổ răng khôn để chấm dứt viêm nhiễm và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.

Với trường hợp đau răng do các bệnh lý răng miệng khác, Bác sĩ sẽ chẩn đoán và điều trị theo bệnh. Có thể kết hợp các kỹ thuật nha khoa với thuốc để giảm đau, kháng viên, giúp cho bệnh nhân cảm thấy thoải mái.

Đau răng do những nguyên nhân khác thì sẽ tùy theo nguyên nhân để có biện pháp khắc phục, nếu do thay đổi nội tiết tố thì cần vệ sinh răng miệng và ăn uống đúng cách. Nếu nghiến răng thì cần đeo máng chống nghiến, nếu do các kỹ thuật phục hình nha khoa thì cần tìm địa chỉ nha khoa uy tín để điều trị.

Điều trị đau răng tại Nha khoa Nhân Tâm

Bên cạnh đó, bệnh nhân đau răng cần có chế độ dinh dưỡng cân bằng, nghỉ ngơi khoa học, hạn chế các thực phẩm dai cứng, dễ bám dính, giàu đường hay axit vì những thực phẩm này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây hại răng miệng.

Cần vệ sinh răng miệng đúng cách, dùng chỉ nha khoa loại bỏ thức ăn thừa, diệt khuẩn với dung dịch súc miệng chuyên dụng. Sau khi điều trị, nên tiến hành thăm khám nha khoa và cạo vôi răng định kỳ để được theo dõi và chăm sóc răng miệng tốt nhất.

Nha khoa Nhân Tâm vừa cung cấp cho độc giả những thông tin quan trọng liên quan đến vấn đề đau răng mà không bị sâu. Khi có dấu hiệu đau răng không thuyên giảm, bạn hãy đến ngay đến trung tâm nha khoa uy tín để thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt nhé!